8xbet gg

8xbet ggLiên kết đăng nhập

Gửi câu hỏi trực tuyến

Họ tên
Điện thoại
Email
Câu hỏi

Phân biệt Công chứng và chứng thực; Uỷ ban nhân dân xã có thẩm quyền công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế không?

04/05/2020 20:05

Câu hỏi:
Xin chào Luật sư!. Tôi có một câu hỏi mong được Luật sư giải đáp như sau:
Bố tôi sau khi mất có để lại cho anh em tôi một mảnh đất, giờ chúng tôi muốn làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế để làm thủ tục sang tên quyền sử dụng đất. Vậy, Luật sư cho tôi hỏi, theo quy định của pháp luật hiện hành Uỷ ban nhân dân cấp xã có được Công chứng văn bản thỏa thuận phận chia di sản thừa kế hay không?. Và giữa văn bản Công chứng và chứng thực có gì khác nhau.
Rất mong nhận được phản hồi từ Luật sư:

                                                     8xbet ggLiên kết đăng nhập

Tư vấn của Luật sư:
Trước tiên, chúng tôi xin gửi tới Quý khách lời chào trân trọng và lời cảm ơn chân thành vì sự hợp tác của quý khách với Công ty chúng tôi.
Đối với vấn đề của bạn, chúng tôi xin được trả lời như sau:

I. Cơ sở pháp lý:

- Luật Công chứng 2014
- Nghị định số 23/2015/NĐ-CP Nghị định về Cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch.

II. Trả lời của Luật sư:

  1. Phân biệt công chứng và chứng thực:

  • Về khái niệm.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Công chứng 2014: Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản, tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc ngược lại mà theo quy định pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng
Theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP Chứng thực là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là; đúng với bản chính

  • Về Thẩm quyền.

a) Thẩm quyền Công chứng.

  • Phòng công chứng (do UBND cấp tỉnh quyết định thành lập, là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư pháp, có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng).

  • Văn phòng công chứng (do 02 công chứng viên hợp danh trở lên thành lập theo loại hình tổ chức của công ty hợp danh, có con dấu và tài khoản riêng, hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính bằng nguồn thu từ phí công chứng, thù lao công chứng và các nguồn thu hợp pháp khác.

  • Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài được công chứng di chúc, văn bản từ chối nhận di sản, văn bản ủy quyền và các hợp đồng, giao dịch khác theo quy định của Luật này và pháp luật về lãnh sự, ngoại giao trừ hợp đồng mua bán, chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê, thế chấp, góp vốn bằng bất động sản tại Việt Nam

b) Thẩm quyền chứng thực: Chủ yếu do cơ quan nhà nước thực hiện.

  • Phòng Tư pháp.

  • UBND xã, phường.

  • Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự và Cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài.

  • Công chứng viên.

Tùy từng loại giấy tờ mà thực hiện chứng thực ở các cơ quan khác nhau.

  • Về bản chất

  1. Văn bản Công chứng.

  • Bảo đảm nội dung của một hợp đồng, giao dịch, công chứng viên chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch đó và qua việc bảo đảm tính hợp pháp để giảm thiểu rủi ro.

  1. Văn bản chứng thực.

  • Chứng nhận sự việc, không đề cập đến nội dung, chủ yếu chú trọng về mặt hình thức

  • Giá trị pháp lý.

a)     Văn bản Công chứng:

  • Văn bản công chứng có hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng

  • Hợp đồng, giao dịch được công chứng có hiệu lực thi hành đối với cá;c bên liên quan; trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định pháp luật, trừ trường hợp các bên tham gia hợp đồng, giao dịch có thỏa thuận khác.

  • Hợp đồng, giao dịch được công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu.

  1. Văn bản chứng thực.

  • Bản sao được chứng thực từ bản chính có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

  • Chữ ký được chứng thực có giá trị chứng minh người yêu cầu chứng thực đã ký chữ ký đó, là căn cứ để xác định trách nhiệm của người ký về nội dung của giấy tờ, văn bản.

  • Hợp đồng, giao dịch được chứng thực có giá trị chứng cứ chứng minh về thời gian, địa điểm các bên đã ký kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch.

  1. Công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản.

Bộ luật Dân sự 2015 và đến nay là Luật Đất đai năm 2013 đều quy định các trường hợp chuyển quyền sử dụng đất (trong đó có thừa kế quyền sử dụng đất) phải được lập thành văn bản, có công chứng (tại tổ chức hành nghề công chứng), chứng thực (tại Ủy ban nhân dân cấp xã) theo quy định của pháp luật.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 57 Luật công chứng 2014 quy định về công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản như sau:“1. Những người thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc mà trong di chúc không xác định rõ phần di sản được hưởng của từng người thì có quyền yêu cầu công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản.”
Điểm h, khoản 2 Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định về chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế như sau:  “2. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) có thẩm quyền và trách nhiệm: h) Chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản mà di sản là tài sản quy định tại các Điểm c, d và đ Khoản này.”
Như vậy, theo quy định trên thì văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế có thể được Công chứng hoặc chứng thực. Tuy nhiên, trên thực tế khi làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế, văn phải thỏa thuận phân chia di sản thừa kế phải được Công chứng tại tổ chức hành nghề công chứng.

  • Theo quy định tại khoản 1 Điều 47 Nghị định số  23/2015/NĐ-CP:

“Đối với những địa bàn cấp huyện, cấp xã đã chuyển giao việc chứng thực hợp đồng, giao dịch cho các tổ chức hành nghề công chứng, mà hợp đồng, giao dịch trước đó được chứng thực tại Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã thì việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ, sửa lỗi sai sót trong khi ghi chép, đánh máy, in hợp đồng, giao dịch vẫn được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã, nơi đã thực hiện chứng thực trước đây.”
Để tạo điều kiện cho Phòng Tư pháp cấp huyện, UBND cấp xã tập trung thực hiện tốt công tác chứng thực bản sao, chữ ký theo đúng quy định của Nghị định số  23/2015/NĐ-CP, đồng thời từng bước chuyển giao các hợp đồng, giao dịch cho các tổ chức hành nghề công chứng thực hiện theo đúng tinh thần của Luật Công chứng, góp phần bảo đảm an toàn pháp lý cho các hợp đồng, giao dịch của cá nhân, tổ chức, Ủy ban nhân cấp tỉnh cần thực hiện các biện pháp phát triển tổ chức hành nghề công chứng ở địa phương; căn cứ vào tình hình phát triển của tổ chức hành nghề công chứng để quyết định giao các hợp đồng, giao dịch cho các tổ chức hành nghề công chứng thực hiện; trong trường hợp trên địa bàn huyện chưa có tổ chức hành nghề công chứng thì người tham gia hợp đồng, giao dịch được lựa chọn công chứng của các tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn khác hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã theo quy định của pháp luật.

  • Căn cứ vào các quy định trên, có thể chia làm 2 trường hợp như sau:

Thứ nhất, nếu ở địa phương bạn đã có tổ chức hành nghề công chứng và việc công chứng các hợp đồng, giao dịch đã được chuyển cho các tổ chức công chứng theo Luật Công chứng thì Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế của bạn phải được công chứng tại tổ chức công chứng; việc ủy ban nhân dân phường chứng thực Hợp đồng của bạn là không đúng thẩm quyền.
Thứ hai, nếu ở địa phương đó chưa có tổ chức công chứng thì Ủy ban nhân dân phường vẫn có thẩm quyền chứng thực Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế của bạn. Người thực hiện là người được ủy ban nhân dân cấp xã giao thực hiện việc chứng thực theo quy định. Việc chứng thực tuân theo quy định tại Luật Công chứng và Nghị định số  23/2015/NĐ-CP.
 
Trong trường hợp cần tư vấn thêm, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi:
CÔNG TY LUẬT HỢP DANH ĐẠI AN PHÁT
Số điện thoại: 024.39.184.888/0973.509.636/0989.422.798
Email: luatdaianphat@gmail.com  
Trân trọng!

Gửi yêu cầu dịch vụ
Đăng ký dịch vụ ngay
mu88 bet fun88 chính thức w88no1 12betkh w88ud2